top of page
Tìm kiếm
  • inhoangha247

Thai nghén và cách chăm sóc thai kì

Đã cập nhật: 29 thg 6, 2022

Thai nghén khi mang thai là tình trạng rất khó chịu đối với phụ nữ, có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên nghén khi mang bầu là hiện tượng sinh lý nên không ảnh hưởng gì đến em bé, ngoại trừ trường hợp nghén nặng.


Thai Nghén Là Gì ?

Thai nghén là một hiện tượng sinh lý bình thường trong đa số các thai kì, tuy nhiên có một số những trường hợp có nguy hiểm cho mẹ hoặc con, có khi cho cả hai.

– Tần suất chiếm khoảng 20% trong tổng số các thai kì. Tất cả những thai kì nguy cơ cao đều có các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và xử trí tích cực, đúngmức sẽ phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai.

– Chăm sóc tiền thai đầy đủ là cách tốt nhất để phát hiện các yếu tố nguy cơ, điều đó đòi hỏi các thai phụ cần phải đến khám thai định kì.

Tất cả những thai kì nguy cơ cao đều có các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và xử trí tích cực, đúng mức sẽ phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai.

– Chăm sóc tiền thai đầy đủ là cách tốt nhất để phát hiện các yếu tố nguy cơ, điều đó đòi hỏi các thai phụ cần phải đến khám thai định kì.

Phụ nữ nguy cơ mắc thai Nghén ?

1 – Tuổi mẹ:

_ Người ta nhân thấy mang thai trong độ tuổi 20 – 29 là ít có nguy cơ nhất. Mang thai ở tuổi quá trẻ (<18) hoặc muộn hơn >35 tuổi đều có thể có những bất lợi cho mẹ và thai. Có thai sau tuổi 35, đi kèm với sự gia tăng các biến chứng sản khoa như:

+Sẩy thai +Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi +Bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường thai kì +Nhau tiền đạo, u xơ tử cung +Chuyển dạ kéo dài

2 – Số lần sanh:

– Đa sản: sanh con >3 lần: + Gia tăng tỉ lệ ngôi thai bất thường + Băng huyết, mất máu – Mang thai lần đầu: Thường có nhiều nguy cơ cao huyết áp do thai hơn con rạ. – Điều quan trọng ở người sanh con rạ là phải tìm hiểu tất cả những chi tiết lâm sàng có liên quan đến lần sanh trước.

3 – Trọng lượng và tăng trọng của mẹ trong thai kì

_ Nếu trọng lượng trước mang thai <45kg: nhẹ cân. >85kg: dư cân _ Nhẹ cân dễ có nguy cơ: + Thai chậm tăng trưởng trong tử cung: làm tăng tỉ lệ bệnh suất và tử suất chu sinh. + Thai nhẹ kí. + Dư cân, béo phì: ảnh hưởng không tốt cho thai kì, thường hay gặp cao huyết áp và đái tháo đường thai kì.

_ Ngoài ra người béo phì dễ có gặp: nhiễm trùng tiết niệu, chảy máu sau sanh và viêm tắc tĩnh mạch. _ Tăng trọng trong thai kì lí tưởng là 12kg. Tăng trọng ít trong thai kì thường dẫn đến thai nhi nhẹ cân.

_ Như vậy có rất nhiều nguy cơ xảy ra cho thai và mẹ đi xuyên suốt thai kì, cho nên, ngoài việc thăm khám thai đầy đủ, toàn diện giúp phát hiện nguy cơ là hết sức quan trọng. Công việc tư vấn cho thai phụ cũng quan trọng không kém đối với các nhà sản khoa.

_Các buổi tham vấn, giao lưu sẽ là cơ hội tốt nhất để cung cấp cho thai phụ những thông tin, lời khuyên về dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt trong thai kì, diễn tiến của thai kì và chuyển dạ, về các nguy cơ của việc dùng thuốc hay các chất kích thích trong thai kì.

_Được chuẩn bị tốt về mặt lâm sàng lẫn về mặt tâm lí sẽ giúp các bà mẹ tương lai có nhiều cơ may kết thúc thai kì với những kết quả tốt đẹp: ” mẹ tròn con vuông”.


2 lượt xem0 bình luận
bottom of page